Chuyện hàng hiệu

Bàn về vấn đề thời trang, vừa rồi Snow có nghe một nhóm bạn kể chuyện và phân ra 4 nhóm một cách vui vui, dí dỏm thế này: 1-Sành điệu chỉ xài hàng hiệu. 2-Sành điệu không xài hàng hiệu. 3-Không phân biệt hàng hiệu hay không hiệu, đắt mấy cũng mua, rẻ mấy cũng dùng, miễn là đẹp. 4-Mê hàng hiệu nhưng không đủ khả năng, muốn đua đòi nên chuyên dùng hàng nhái.

 

Nói về thời trang, Snow không phải là “tín đồ” của hàng hiệu, nhưng không vì thế mà Snow trở thành người “bài xích” hàng hiệu cũng như những người đam mê hàng hiệu. Đơn giản là vì Snow yêu cái đẹp, thích vẻ sang trọng, nét thanh lịch và sự hài hòa phù hợp với hoàn cảnh của các món thời trang bất kể nó là hàng gì khi khoác trên người chủ nhân của nó.

 

  Thật tình mà nói, trong giao tiếp, Snow thấy nhiều người dùng hàng hiệu rất đẹp, và quả thật là những món đồ hiệu đó đã giúp họ tôn thêm vẻ đẹp, sự sang trọng và quyến rũ của bản thân mình.Thế nhưng cũng có những người mà khi họ mang trên người những món đồ hiệu, Snow lại thấy nó cứ bị “lệch pha” thế nào, nghĩa là “đồ” đi đằng “đồ”, người đi đằng người, chẳng có sự gắn kết hài hòa nào cả…

 

    Bàn về vấn đề hàng hiệu, vừa rồi Snow có nghe một nhóm bạn kể chuyện và phân ra 4 nhóm một cách vui vui, dí dỏm thế này: 1-Sành điệu chỉ xài hàng hiệu. 2-Sành điệu không xài hàng hiệu. 3-Không phân biệt hàng hiệu hay không hiệu, đắt mấy cũng mua, rẻ mấy cũng dùng, miễn là đẹp. 4-Mê hàng hiệu nhưng không đủ khả năng, muốn đua đòi nên chuyên dùng hàng nhái.

 

  Nghe qua 4 nhóm người này, mới đầu, Snow tưởng mình ở nhóm 3, thế nhung ngẫm lại, Snow thấy có rất nhiều món hàng hiệu rất đẹp, Snow rất thích nhưng vì nó quá đắt so với khả năng của mình nên không thể mua. Hóa ra Snow chẳng thuộc nhóm nào trong 4 nhóm nêu trên cả.

 

 Hiện nay, qua quan sát xung quanh, Snow thấy những người thuộc nhóm thứ 4 hơi bị nhiều, dù rằng có thể họ không biết món đồ họ dùng là đồ nhái. Vì vậy, Snow kể lại một số câu chuyện mà Snow chứng kiến dưới đây để mọi người cùng tham khảo nhé.

 

    Câu chuyện thứ nhất
 Cuối tháng 12 năm ngoái, một cô bạn rủ Snow đi mua sắm tại một shop thời trang cao cấp ở quận 1. Tại đây có rất nhiều các mặt hàng là túi xách, đồng hồ, mắt kính… rất đẹp của những thương hiệu nổi tiếng như LV, Chanel, Guci… Cô bạn đến quầy trưng bày  túi xách xăm xoi chọn lựa và hỏi giá, cô bán hàng báo giá: 3 triệu, 4 triệu, 5 triệu đồng… cho những chiếc túi xách hàng hiệu kia. Snow thấy ngạc nhiên quá nên hỏi bạn:

 

-Sao lại rẻ thế nhỉ? Tớ nhớ hôm ở bên Anh, những món đồ như thế này chẳng có cái nào dưới 1000 bảng cả, tức là không dưới 32 triệu đồng cậu hiểu không? 

 

-Cậu đúng là “Cả ngố”, đây là hàng fake, hàng nhái chứ có phải thật như ở bên Anh đâu.

 

-Nhưng nếu là hàng nhái thì giá đó lại quá đắt…

 

-Đắt đâu mà đắt, fake này là fake loại 1 đấy. Cậu coi kỹ đi, chất liệu, màu sắc cũng như đường kim mũi chỉ của họ có khác gì hàng thật đâu? Dân mình toàn xài hàng nhái không, cậu không biết hả.

 

-Thế cậu cũng xài hàng nhái à? Lâu nay tớ  tưởng đồ cậu dùng là hàng hiệu thật hết chứ.

 

-Cấm cậu tiết lộ đấy nhé, tớ chỉ có 1 cái túi Chanel năm ngoái đi du lịch mua ở bên Pháp là thật thôi, đi nước ngoài tớ chỉ mang theo cái thật này thôi, còn lại là fake hết đó, nhưng chẳng ai biết hết, ai cũng tưởng tớ xài hàng xịn hết, hi hi…

 

-Thì đúng rồi, tớ đây cũng nghĩ như vậy mà. Cậu đi xe hơi xịn, chồng làm sếp, nhà cửa, kinh tế khá giả vậy thì ai nghĩ cậu xài hàng nhái đâu…

 

-Ha ha, đúng thế, đúng thế. Cậu cũng đi xe hơi, cũng khá giả đấy, cậu cứ mua hàng fake dùng đi, đố ai nghi ngờ, nhưng nhớ mua fake loại 1 nhé, vì loại này chất lượng cực tốt, y chang hàng thật, còn loại 2, 3 thì dễ phát hiện lắm…

 

-Thôi tớ không mua đâu, mất tới 4-5 triệu đồng mà vẫn là hàng nhái thì tớ không dùng đâu…

 

-Thế thì cậu cố mà xài hàng thật đi, tớ nói thật, tớ không thiếu tiền, nhưng tớ chả dại gì mà bỏ ra hàng năm bảy chục triệu để mua những cái túi xách cũng y chang như cái 4-5 triệu đồng. Tính tớ thích thời trang, tớ mê và chỉ xài hàng hiệu thôi, tớ hay thay đổi nữa, như vậy mà mua hàng thật hết thì có chết tiền à? Mà tớ có nói cái túi xách mua 4-5 triệu của tớ là hàng hiệu trị giá tới 50-60 triệu thì mọi người cũng tin thôi, thậm chí nếu tớ nói đó là hàng nhái chỉ vài ba triệu thì mọi người cũng chả tin, họ lại bảo là tớ nói đùa cậu ạ. Hi hi, vì họ nghĩ tớ giàu mà, ha ha …

 

-Ừ, đúng thế, thôi thì tùy quan điểm của mỗi người vậy, cậu cứ thoải mái niềm đam mê hàng hiệu đi…

 

-Tớ nói cho cậu biết, mua hàng hiệu thật chính hãng ở VN là rất khó, người ta nói 70% người xài hàng hiệu ở VN là “hàng hiệu nhái”, tớ thấy con số ấy còn ít đấy, phải là 70-80% cậu ạ. Cậu đừng tưởng ở các trung tâm thương mại lớn, sang trọng là chắc chắn 100% thật đâu nhé. Ở trong đó hàng fake trà trộn rất nhiều, nhưng vì họ đưa toàn loại Super fake vào nên ít người biết, ai cũng nghĩ ở nơi đàng hoàng sang trọng là hàng xịn hết nên không nghi ngờ gì cả.

 

 Hôm rồi bà vợ của sếp tớ mua một cái túi LV ở một trung tâm thương mại lớn, có hóa đơn, bảo hành đàng hoàng. Vậy mà khi bà ấy làm thủ tục nhập cảnh vào Anh, bà ấy bị người ta tịch thu tiêu hủy, vì bảo đó là túi nhái thương hiệu LV. Hóa ra khi gói hàng trao cho khách, nhân viên bán hàng nó tráo đấy cậu ạ.

 

  Còn chuyện này nữa, hàng Super fake hiện nay người ta làm cao cấp, tinh vi lắm, họ cũng có hóa đơn, bảo hành, mã vạch, bao bì đàng hoàng, lịch sự sang trong nên khó biết lắm. Có nhiều người đi mua làm quà tặng bạn bè, người yêu, nhất là tặng cho vợ các sếp đã mua phải hàng này. Người mua có người biết đó là nhái, nhưng có người cũng chẳng biết, cứ tưởng đó là hàng thật, vì nó cũng đắt lắm, có món hàng fake nhưng giá tới cả ngàn USD nên cứ đem tặng. Còn người nhận, nhất là vợ các sếp thì có ai nghĩ nhân viên, đối tác đi tặng quà, lấy lòng mình lại đi cho hàng nhái đâu…

 

  Đó cũng là lý do vì sao mà “công nghệ hàng nhái” lên ngôi. Mà tớ nói thật, về chất lượng tớ thấy hàng fake loai 1 với hàng thật cũng như nhau cả, nói cho công bằng thì cũng là một chín một mười thôi, chỉ có điều hàng thật nó đắt là nhờ cái thương hiệu cậu ạ. Cậu chắc hay nghe người ta nói “Tui mới mua được cái túi LV rất rẻ, chỉ bằng 1/2, 1/3 giá chính hãng”, và họ nêu ra nhũng lý do vì sao nó rẻ, do thế này thế nọ….”. Tớ khẳng định với cậu chẳng có món hàng hiệu xịn nào mà giá rẻ cả, nếu có, đó chỉ là hàng fake cao cấp hay còn gọi là Super fake mà thôi.

 

Câu chuyện thứ 2
 *Mới đây một cô em gái xinh đẹp ngắm nghía Snow khoác chiếc túi xách mới mua rồi hỏi:

 

-Chị mua cái túi này ở đâu đấy?

 

-Ở Crescent Mall bên Phú Mỹ Hưng

 

-Đẹp quá, mua bao nhiêu đấy, đưa em xem hiệu gì nào?

 

-Hàng da, hiệu của Việt Nam mà, chị mua chưa đến 2 triệu đồng em ạ.

 

-Ôi, em thích quá, cái túi này bằng da thật, màu sắc và thiết kế dễ thương quá. Em nói thật, em thích dùng mấy hàng này hơn là hàng hiệu nhái chị ạ. Tính em đã xài đồ phải là đồ thật, nếu không đủ khả năng thì xài hàng Việt Nam loại tốt như vầy nè, chứ hàng nhái, dù có là Super fake đi chăng nữa em cũng chịu, em ngại nhất là bị người ta bảo “Không có tiền thì thôi còn bày đặt học đòi hàng hiệu…”.

 

*Một cô em khác của Snow – người đã từng đoạt giải cao ở một cuộc thi sắc đẹp thì kể:

 

-Có một hôm, bạn trai đưa em đến một shop thời trang cao cấp ở đường Paster, em thấy có cái túi xách Super fake hiệu Hermes đẹp mê ly luôn, em hỏi giá, bà chủ shop bảo “đúng 1000 USD”. Thấy em ngần ngừ, bạn trai em bảo “Nếu em thích thì em cứ lấy đi, anh tặng em”. Thế nhưng nghĩ đi nghĩ lại em quyết định không lấy cái túi đó chị ạ.

 

-Sao vậy? em thích và được tặng cơ mà, sao không lấy? Mà sao hàng nhái lại có giá tới 1000USD hả em?

 

-Đó là Super fake mà chị, cao cấp lắm, em coi kỹ lắm, không thể phân biệt được đâu chị. Bạn em có cái thật y hệt vậy nên em biết, fake nhưng là fake hiệu Hermes nên 1000USD cũng không đắt đâu chị, bạn em mua cái túi đó là hàng thật tới 25.000USD đó chị. Em không lấy, vì em nghĩ, nếu em mang cái túi đó thể nào người ta cũng biết là em xài hàng fake vì họ nghĩ em còn trẻ, chỉ là một nhân viên thì làm gì có tiền mà xài cái túi mấy trăm triệu đồng như thế, còn nếu ai đó tin là hàng thật thì họ lại nghĩ “Chắc là nhỏ này cặp với đại gia nào đó nên được tặng, chứ nó làm gì có tiền mà mua cái giỏ xách tới 500-600 triêu đồng”, vậy thì oan cho em quá. Vì thế tốt nhất là không lấy…

 

*Một anh bạn đồng nghiệp của Snow thì lại kể rằng:

 

 Anh có một bà chị nay đã gần 50 tuổi. Chị vốn là dân nhà quê, nhan sắc quá khiêm tốn nên chẳng lấy được chồng. Vậy mà chẳng hiểu ma xui quỷ khiến thế nào khi ra thành phố chị lại học đòi  xài hàng hiệu. Chị chẳng giàu có gì cho cam, bởi chị làm ở một cơ quan nhà nước và chị rât hay rêu rao than thở rằng mức lương chỉ 4-5 triệu đồng/tháng chị “chẳng biết sống thế nào”, chả vậy mà bao nhiêu năm qua, chị cứ ở mãi trong căn hộ nhỏ xíu của một chung cư dành cho người tái định cư…

 

   Thế nhưng lạ lùng là niềm đam mê hàng hiệu của chị mãnh liệt lắm. Chẳng biết có phải chị tích cóp, nhịn ăn nhịn uống để mua cho bằng được những món hàng hiệu mà chị thích, hay đó chỉ là hàng fake, hàng nhái mà cứ mỗi lần mua một được món đồ nào đó là chị lại oang oang lên mạng khoe như đứa trẻ con của: “Ôi, hôm nay mình mua 1 cái túi xách mấy chục triệu đồng rồi, mình chỉ xài hàng hiệu thôi, quen rồi, không thể xài hàng thường được nữa…”. Anh nghe mà thấy tội nghiệp cho chị ấy quá, bởi anh biết chị mình giống như người chập mạch ấy. Chị đâu biết một người vừa già, vừa xấu  lại vừa nghèo như chị thì ai người ta tin chị xài hàng thật, mà nếu như có đắp hàng hiệu thật cỡ nào lên người thì chị cũng không đẹp, không sang được, chứ nói gì đến mấy thứ hàng fake, hàng nhái.

 

   Anh bảo bà chị đáng thương của anh chẳng hiểu được rằng bản chất của hàng hiệu vốn là hàng xa xỉ. Bởi thế nên người ta mới gọi các thương hiệu nổi tiếng là những thương hiệu hàng xa xỉ. Giá trị của món hàng hiệu nó thường vượt xa, vượt ra ngoài giá trị thật của sản phẩm, đó là danh tiếng và uy tín thương hiệu. Người ta dùng hàng hiệu không chỉ khẳng định sự am hiểu thời trang, thể hiện sự sành điệu mà còn một phần là để khẳng định sự giàu sang, khẳng định đẳng cấp của “túi tiền”. Một khi “túi tiền” của họ đạt đến đẳng cấp “có thể tiêu xài mà không phải áy náy lo toan” thì những thương hiệu hàng xa xỉ sẽ là sự lựa chọn của họ, để họ có thể tận hưởng cuộc sống, tận hưởng thành quả lao động cũng như niềm đam mê của họ….

 

  Thế nhưng bà chị của anh đã không hiểu được điều đó, vậy nên đôi khi chị giống như  người dở dở ương ương, khi thì than nghèo, lương ít, khi thì lại hứng chí khoe của, khoe hàng hiệu hầm bà lằng, khiến bạn bè và bà con chòm xóm cảm thấy nực cười không ít.

 

  Nghe câu chuyện của anh bạn đồng nghiệp, Snow lại được hiểu thêm về một “tín đồ” hàng hiệu, và Snow copy luôn 1 đoạn bài báo đăng trên tờ Tuổi trẻ dưới đây để mọi người tham khảo nhé:

 

   *Công ty nghiên cứu thị trường Epinion vừa thực hiện một khảo sát với 1.000 nữ giới có độ tuổi 18-30 tại TP.HCM. Kết quả cho thấy 39% người tiêu dùng sẵn sàng chọn mua những thương hiệu thời trang nổi tiếng khi có thể. Trong khi đó, 27% người tiêu dùng cũng thích hàng hiệu, nhưng vì yếu tố giá cả nên chọn mua sản phẩm là hàng nhái của các thương hiệu nổi tiếng. Nhà thiết kế trẻ Phạm Đăng Anh Thư cho rằng chuyện ăn mặc đẹp và sang trọng là nhu cầu chính đáng của mọi lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ – vì đây là lứa tuổi rất thích làm đẹp. “Nếu một người làm ra nhiều tiền, có địa vị và cần quần áo phù hợp với mình khi đi tiệc, gặp mặt đối tác cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, chuyện chạy đua mua cho được các món đồ đắt tiền quá mức thu nhập bình thường hay quá phụ thuộc hàng hiệu mà quên mất có phù hợp với mình không lại là chuyện không hay” – Anh Thư nói thêm.

 

   Còn nhà thiết kế Vincent Đoàn cho biết anh từng gặp rất nhiều bạn trẻ phát cuồng, nghiện hàng hiệu. Họ mua sắm theo kiểu “tôi phải có” một món hàng hiệu hoặc chấp nhận sử dụng hàng nhái như một cách tự thỏa mãn nhu cầu thương hiệu. Anh Vincent Đoàn lý giải: “Đẹp không đồng nghĩa với chuyện mặc đồ đắt tiền. Điều quan trọng là chọn quần áo thoải mái khi ngồi trong văn phòng, phù hợp với nghề nghiệp và cá tính của bản thân”.

 

Theo PHI LONG (Tuổi trẻ)
*Câu chuyện thứ 3
Hồi đầu tháng 12 năm ngoái, biết tin Snow đi công tác Châu Âu, bạn bè và mấy anh chị thân quen đã nhờ Snow mua hàng hiệu giúp. Đa số họ là những “tín đồ” hàng hiệu, họ rất am hiểu và chỉ dùng hàng hiệu mua từ châu Âu. Biết Snow amateur về hàng hiệu nên các anh chị ấy vào mạng in luôn cả hình ảnh, mẫu mã, số hiệu sản phẩm ra từng tờ giấy A4 rồi bấm lại một tập giống như cuốn catalogue đưa cho Snow và bảo: “Khỏi cần phải mô tả nói gì dài dòng, cứ đưa cái tờ giấy này ra là ổn”. Theo các anh chị ấy, mua hàng hiệu ở châu Âu mới an tâm là hàng thật, vì thị trường khu vực này rất chặt chẽ, khắt khe, không có chuyện hàng giả, hàng nhái bày bán tràn lan như ở các nước châu Á.

 

  Một số bạn bè khác thì nhờ Snow mua mỹ phẩm. Họ bảo, quần áo, túi xách, giày dép dùng hàng nhái, hàng giả thì không ảnh hưởng, không gây hậu quả, tác hại gì nhiều, chứ dùng mỹ phẩm mà trúng hàng giả, hàng kém phẩm chất thì hậu quả mình lãnh đủ. Vì vậy với mặt hàng mỹ phẩm, dù có khó khăn đến mấy cũng phải cố mua cho được hàng hiệu thật mà dùng. Snow rất đồng ý với quan điểm này…

 

  Nhân đây, Snow cũng tìm hiểu và coppy một số kinh nghiệm mua sắm, tiêu dùng và phân biệt hàng hiệu thật giả dưới đây để mọi người cùng tham khảo nhé…

 

Lật tẩy các “chiêu” lừa bán “hàng hiệu dởm”

 

Hiện nay, có rất nhiều người xài hàng hiệu. Nhưng ít ai biết được những món hàng họ mua với giá cao ngất ngưởng ấy có thật là “hiệu” hay không?

 

Không ít tín đồ mê hàng hiệu sẽ chẳng vui vẻ gì khi nghe lời kể của T.H – nhân viên kỳ cựu của một hệ thống cửa hàng thời trang cao cấp có mặt khắp TP. HCM: “Đa số những sản phẩm mắt kính, ví da, dây nịt, đồng hồ… đều có xuất xứ từ Trung Quốc”. Chuyện tưởng như đùa, bởi các hệ thống cửa hàng từ vài năm nay vốn đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy của vô số thượng khách “có điều kiện” xài hàng hiệu.

 

“Hàng hiệu” từ đâu đến?

 

   Để chứng minh những điều mình nói là sự thật. T.H đưa ra vài ví dụ cụ thể. Chẳng hạn, những chiếc đồng hồ “nhái” Gucci với giá bán ra từ khoảng 59 – 399 USD sẽ được lấy hàng từ khu vực chợ Thiếc nằm trên đường 3/2 với giá dao động từ 150.000 – 250.000 đồng. Tương tự, một chiếc ví nữ hiệu Channel bán ra trong cửa hàng với giá khoảng 500.000 đồng, một chiếc ví nam với giá 700.000 đồng đều được lấy ở Chợ Lớn với giá khoảng chừng 70.000 – 80.000 đồng.

 

M.L – một nhân viên của cửa hàng mắt kính thời trang uy tín tại TP.HCM cũng “bật mí”: Như nhiều cửa hàng bán mắt kính thời trang trong và ngoài thành phố, cửa hàng của M.L cũng lấy mắt kính, gọng kính, tròng kính thời trang hiệu Gucci, Channel, LV, CK… nhưng thực chất là hàng nhái từ Trung Quốc với giá rẻ bèo trên đường Trương Định và Lê Thánh Tôn (Q.1). Đơn giản nhất có thể lấy ví dụ một tròng kính với giá khoảng 9 đến 10.000 ở các địa điểm này thì được mang vào cửa hàng “chính hiệu” thì có thể bán với giá từ 100 đến 180.000 đồng.

 

Nhu cầu xài hàng hiệu đang ngày càng tăng

 

Theo thu thập của chúng tôi, có trên 50% hàng nhái được bày bán công khai với giá hàng chính hiệu tại TP. HCM và nhiều tỉnh khác. Bên cạnh đó, một số cửa hàng thời trang có hệ thống rộng lớn thường xuyên cập nhật mẫu mã mới lạ, độc đáo từ các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng, sau đó tìm mua chất liệu tương tự và tự thiết kế, sản xuất bằng cách hợp tác với những công ty may trong nước. Họ bí mật cho ra những sản phẩm thời trang thế giới ngay tại trong nước. Khâu cuối cùng là dán tem bảo đảm và sau đó vô tư bán với giá trên trời.

 

Hàng nhái cũng năm bảy loại

 

Bao giờ cũng vậy, hàng nhái thường được bán với giá rẻ nên bắt buộc chất lượng, quy trình, bao gói, bảo quản cũng tỉ lệ thuận với giá bán ra dĩ nhiên là có sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất đối với chủ cửa hàng. Đa số các sản phẩm đều được chia ra loại 1, loại 2, loại 3… chiều theo thị hiếu của người mua. Với nhiều cửa hàng bán nhái “uy tín” thì thường lựa chọn sản phẩm loại 1, gần giống với chất lượng sản phẩm hàng chính hiệu nhất. Điều đó đồng nghĩa với việc giá những hàng loại 1 sẽ là cao nhất. Dĩ nhiên, hàng nhái với giá cực bèo cũng chẳng có gì là lạ. Ngọc Phương – sinh viên Đại học KHXH&NV, TP.HCM chia sẻ: “Đã có lần Phương mua một chai nước khoa CK 100ml với giá 15.000 đồng ở chợ đêm Kỳ Hòa mà mùi hương của nó không khác gì hàng xịn”. Còn chị T.N, nhân viên bán nước hoa tại một tòa nhà lớn, cho biết: “Nếu người nhà của mình mà mua nước hoa, bao giờ mình cũng cản vì hầu hết các chai nước hoa dán tem hẳn hoi nhưng vẫn bị pha cồn ít nhất là 20%”. Theo cô bán hàng này những loại nước hoa nhái hàng hiệu kiểu như chị Phương mua thì nhiều vô số kể và chẳng ai có thể ước tính bao nhiêu chai nước hoa “chính hiệu” được sản xuất từ chợ Kim Biên. Chúng hiện diện ở mọi nơi các cửa hàng mà chỉ có người nhiều tiền mới dám bước chân vào”.

 

Thẻ ưu đãi: Chiêu thức tiếp thị hấp dẫn

 

Nếu không thể thu hút khách hàng đông đúc như mong muốn họ lại nghĩ ra những chiêu thức kinh doanh khôn ngoan để không bị lộ tẩy. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để khách hàng tìm đến cửa hàng là liên kết với những trung tâm mua sắm lớn hay những cửa hàng thời trang lâu năm. Ví dụ như khi khách hàng mua một sản phẩm trị giá vài triệu tại một trung tâm điện máy khách hàng sẽ được tặng Voucher (thẻ ưu đãi) trị giá vài trăm ngàn mua hàng ở một của hàng thời trang cao cấp nào đó. Bằng cách này, chủ cửa hàng đã đánh trúng tâm lý không nỡ bỏ phí phiếu ưu đãi của khách hàng. Vì tiếc mấy trăm ngàn, người tiêu dùng tìm đến những cửa hàng thời trang cao cấp ấy mà không biết rằng dù được tặng thêm bao nhiêu thẻ ưu đãi thì họ vẫn phải chịu thiệt thòi.

 

Nhưng có đến 50% hàng nhái được bày bán công khai với giá hàng chính hiệu tại TP. HCM và nhiều tỉnh khác.

 

Thực tế là không có một sản phẩm nào có giá thấp hơn thẻ ưu đãi, vì vậy việc móc hầu bao thanh toán với giá “hiệu” cho một sản phẩm hàng nhái là điều tất yếu. Và khi khách hàng đã một lần tìm đến cửa hàng thì những chiêu thức tiếp thị hấp dẫn khác tiếp tục được tung ra: lưu tên khách hàng với lời hứa sẽ ưu đãi nếu mua sản phẩm lần sau, mua một tặng một, chăm sóc chu đáo…

 

Nhận biết hàng giả bằng cách nào?

 

Đa số những khách hàng nhiều kinh nghiệm đều biết rằng việc rao bán sản phẩm hàng hiệu giá rẻ “bất ngờ” là điều không thể xảy ra. Vì hàng giả có thể bán với giá hiệu nhưng hàng hiệu thì nhất định phải bán với giá hiệu. Minh Lan (Q.3, TP. HCM), một người khá sành sỏi trong việc sử dụng hàng hiệu cho biết: thường để ý đến mã số được gắn trên sản phẩm hàng hóa. Mã số này thường có khoảng 13 số hoặc 18 số cho sản phẩm có kích cỡ nhỏ.

 

Mã số được tính từ trái qua phải, hai hoặc ba số đầu tiên là mã số quốc gia (của Việt Nam là 893). Tuy nhiên, do những lý do khác nhau nên rất nhiều sản phẩm hàng nhái không sử dụng mã số theo quy định. Nếu bạn thấy một dãy số nào đó không theo quy định của nhà nước hoặc không có mã số thì có nghĩa là sản phẩm đó là hàng nhái 100%”.

 

Thành Trung – sinh viên Đại học Sư phạm thì cho biết anh rất thích mua mắt kính. “Nhìn tinh mắt sẽ thấy dù giống hệt nhau về kiểu dáng nhưng hàng nhái luôn nhẹ hơn và đường nét thì không được tinh tế như hàng hiệu”, Trung nói.

 

Ngọc Linh – nhân viên bán hàng cho một cửa hàng mỹ phẩm chia sẻ: “Theo kinh nghiệm của bản thân, tôi cho rằng có đến khoảng 80 – 90% mỹ phẩm ngoại nhập là hàng nhái. Khách hàng không nên mua mỹ phẩm ở những cửa hàng tư nhân, kể cả những cửa hàng tư nhân hợp đồng với siêu thị.

 

Còn nếu muốn sử dụng hàng chính hiệu thì nên để ý một điều như sau: hàng chính hiệu thường có đậy một lớp mỏng trên cùng trước khi tay bạn tiếp xúc với sản phẩm phía trong. Nếu là hàng nhái thì thường không có lớp chắn ấy hoặc lớp chắn ấy bị dấu tay do bóc ra”.

 

 (Theo Thế giới tiêu dùng)

 

Phân biệt đồ hiệu : Louis Vuitton thật giả – có thể bạn chưa biết

 

Thật không có cảm giác nào ức chế hơn việc bạn bỏ ra những đồng tiền mình chắt chiu dành dụm bấy lâu để mua một chiếc túi xách hàng hiệu mình ao ước có được. Và rồi bỗng một ngày bạn nhận ra rằng đó chỉ là một chiếc túi xách nhái không hơn không kém!

 

 Louis Vuitton là một trong những nhãn hiệu chính thuộc tập đoàn LVMH, 4 chữ viết tắt của Louis Vuitton Moet Hennssy. Tập đoàn này được điều hành bởi Bernard Arnault – người giàu nhất nước Pháp và thứ 7 thế giới với tài sản 26 tỉ USD tính theo list tháng 3/2007 của Forbes. Giàu thế nhưng vợ và con gái xấu vãi lúa ko tin lên google kiếm ảnh thì biết … sorry bà con .. lại 1 phút bốc đồng như thường lệ. Tập đoàn LVMH còn sở hữu rất nhiều thương hiệu sang trọng khác như Kenzo, Celine, DKNY, Marc Jacobs, Fendi, Givenchy, nước hoa Dior, Guerlain, đồng hồ TAG, Fred, Chaumet, Omas v.v.. nói chung là cả một bầu trời sao . Chắc hẳn ai cũng biết nếu tính về đồ da nói chung và ví & túi xách nói riêng thì Louis Vuitton (LV) có thể xếp vào số 1 thế giới, xét theo cả tiêu chí thương hiệu, sự thời trang cũng như mức độ sang trọng và giá cả. Họ kén khách tới mức ở một số thành phố (ví dụ Paris) mỗi khách hàng bình thường chỉ được mua đồLV một số lần limited trong năm, mỗi lần lại phải trình passport. LV gây nên cơn sốt ở khắp nơi trên thế giới, gần đây nhất là tại các nước phát triển châu Á : Nhật, Hàn Quốc, Singapour … Cũng vì lẽ đó mà ví và túi xách LV bị làm nhái nhiều nhất thế giới, nhái 95% đến nhái 5%, điều đó có lẽ ai cũng biết. Mời cả nhà xem một số mẫu nhái LV ngộ nghĩnh nhất. Ngoài ra một số mẫu mới của chi nhánh LV Arabe
Dưới đây là một số thông tin cho những bạn yêu thời trang được hiểu rõ hơn về các sản phẩm bằng da của Louis Vuitton : ví, thắt lưng, giày dép và nhất là túi.1. Chỉ có Made in France mới là hàng xịn ? Sai. Song song với việc xuất xưởng các sản phẩm tại Pháp, từ 25 năm nay LV còn sản xuất các sản phẩm tại Mĩ, Tây Ban Nha, Đức và Ý.
2. Tôi đã từng thấy LV giảm giá (sale off, soldes) ?!? Sai. LV là nhãn hiệu duy nhất cho tới giờ mà BCBG được biết chưa từng giảm giá một mặt hàng nào trong các đợt khuyến mãi, ít nhất là tại Pháp. LV chỉ bán giá ưu đãi các sản phẩm đã quá 3 năm tuổi cho nhân viên với số lượng cực kì có hạn và khép kín. Vì vậy cách tốt nhất để mua một sản phẩm của LV (với giá thấp nhất có thể) là vào cửa hàng bán lẻ LV gần nhất.
3. Người ta vẫn có thể mua được đồ LV với giá rẻ hơn trong cửa hàng bán lẻ chính hãng ? Đúng. Với điều kiện đó là những sản phẩm second-hand hoặc người bán muốn thua lỗ !!! 4. Mỗi sản phẩm LV đều có chứa một “Data Code” và một số serie, không bao giờ là một số hiệu model. Đồ LV thật bao giờ cũng có 6 kí tự chỉ ngày tháng sản xuất hoặc số serie. Từ trái qua phải, 2 kí tự đầu là chữ và 4 kí tự cuối là số. Nếu là “hàng xịn”, code đó phải tuân thủ qui tắc sau :

 

 Kí tự thứ 3 chỉ có thể là 0 hoặc 1. Kí tự thứ 4 chỉ có thể là 8, 9 hoặc 0. Kí tự thứ 5 và 6 là các con số từ 0-9. Các sản phẩm nhiều màu (single multicolor item) phải kết thúc bằng 3, 4 hoặc 5, không có ngoại lệ (ví dụ như Cherry Blosom chẳng hạn). Bất kỳ một sản phẩm “kiểu LV” nào kể từ 2007 đổ lại không tuân theo qui tắc trên thì cần phải xem lại xuất xứ.

 

  1. Mã vạch ? Không có ! Mã vạch (Code bar) chỉ dành riêng cho các điểm bán hàng của LV. Người ta không bao giờ đưa mã cho người tiêu dùng. Tôi có vài người bạn từng mua hàng LV trên Ebay và đều nhận được một phong bì xanh, ở trong chứa mã vạch sản phẩm, card LV + một cuốn chăm sóc khách hàng. Sau khi giám định, dĩ nhiên tất cả đều là “Louis Vuitton Trung Của” . Vì vậy hãy cẩn thận, cuốn sổ nhỏ đó của LV không bao giờ bán kèm với các sản phẩm monogram (1 màu thường là nâu và đen, đi kèm logo LV) trừ các serie Cherry, Vernis và Multi-couleur. Một thẻ LV và một hoá đơn là quá đủ.
  2.  Đồ LV thường được khâu tay cân xứng và thẳng hàng. Màu nhạt, đường may không phẳng là dấu hiệu của một món đồ giả.
  3.  Một người tự giới thiệu là nhân viên bán hàng chính hãng của LV quảng cáo với bạn? Nói láo ! Một cửa hàng chuyên bán đồ LV xài rồi ? Càng láo nữa ! Hệ thống Louis Vuitton được sắp xếp theo kiểu công ti “Mẹ-Con” với các giám đốc theo từng cấp bậc, ví dụ LV Hà Nội -> LV Việt nam -> LV Đông Nam Á -> LV Châu Á -> LV thế giới, đầu não nằm ở Pháp (dĩ nhiên ). Như đã nói, LV không cấp phép cho bất cứ cá nhân (hoặc công ti) nào làm đại lí của họ mà chỉ trức tiếp mở các chi nhánh khắp nơi trên toàn thế giới.
  4. Logo “LV” xịn bao giờ cũng được đặt ở vị trí chính giữa túi ? Đúng. Chúng không bao giờ nằm lệch một bên, dịch lên các mép hay làm nền, ngoại trừ các túi kiểu bụi (vintage). Duy nhất 1 ngoại lệ là túi Ellipse.
  5. Chữ LV bị lộn ngược hay nằm ngang là đồ rởm ? Sai. Với các sản phẩm da 1 miếng may vòng theo chiều ngang hoặc dọc thì ta sẽ có 2 mặt logo khác nhau. Tuy nhiên đồ LV giả đúng là thường không cân xứng và có kích thước bất hợp lí.. hãy so sánh với nguyên mẫu phía trên
  6. Đồ da LV xịn không bao giờ bị đổi màu ? Sai. Ngược lại chỉ có hàng rởm mới không chuyển màu. Các quai xách túiLV (và các chi tiết tô điểm) được làm bằng da bò chất lượng tốt, có màu vàng nhạt lúc mới sử dụng. Chúng không bao giờ chuyển sang màu trắng hơn mà thường trở nên hoen vàng tự nhiên rồi cuối cùng là màu mật ong. Tuy bị đổi màu nhưng hàng da của LV rất bền, nhiều khi tồn tại cả thế kỉ. Ngược lại 1 ví LV giả chỉ dùng được 1 năm là rách
  7.  Đồ Louis Vuitton multi-color thật và giả khó phân biệt ? Sai. Đồ thật có tới tận 33 màu sắc (9 chữ LVs và 24 bông hoa màu khác nhau) . Đồ rởm trên thị trường chỉ sử dụng maximum 20 màu (hình dưới là đồ thật).
  8. LV không bao giờ treo mạc (giấy, bìa, vải, da …) lên trên sản phẩm của họ.Đúng. KHÔNG BAO GIỜ ! (hình dưới là đồ giả)
  9. Cửa hàng LV ít khi bọc sản phẩm của họ vào trong các túi nilon. Đúng. Ngay cả các kho hàng cũng hiếm khi bỏ sót bọc tay cầm túi xách LV trước khi giới thiệu cho khách.
  10. LV Pleaty là túi duy nhất sử dụng bò mài làm bề mặt túi. Chỉ cần nhìn kĩ sắc màu xanh blue rất sạch, sắc nét thì có thể dễ dàng phân biệt được hàng rởm.
  11. Hãy nhìn từng chi tiết nhỏ ! Từ cái móc khoá, đường may, lót trong, miếng da đính kèm ghi số hiệu, font chữ Louis Vuitton (với 2 chữ O rất tròn) cho tới chất lượng da. Đồ LV xịn rất tinh xảo, các chi tiết khắc, mạ, dập (đồ rởm thường dập chữ không được sâu, nhất là số 8) ngay cả lớp lót đều vô cùng cầu kì, chỉn chu. Họ luôn tuân theo một chuẩn mực chất lượng nghiêm khắc, nhiều khi có phần thái quá. Ví dụ : Chân quai túi xách monogram xịn dòng Speedy bao giờ cũng may 5 đuờng chỉ mỗi góc (ai tinh mắt cứ việc đếm). Hơn nữa da bò của LV mới dùng thì cứng nhưng càng xài càng mềm -> càng thích, nhất là ví. Ví giả thì sẽ rất nhanh bị khô, rạn, nứt rồi gãy sống gập.. hix tự nhiên tiếc cái ví bị rớt quá . Tất nhiên không thể đòi hỏi ở một sản phẩm có giá 10euros chất lượng của một cái khác giá hơn 200 euros, nhưng sự thực là “tiền nào của nấy”, các cụ nói cấm có bao giờ sai, ít nhất với tôi là như vậy.

Snow Autumn (5-2-2012)